Vừa mang ý nghĩa phong thủy lại đẹp sang trọng, lan hồ điệp vì thế được nhiều mẹ chọn làm cây trang trí nhà trong ngày Tết. Thế nhưng, các mẹ có biết thực ra trồng lan hồ điệp khá đơn giản?
- Không thể rời mắt khỏi mẫu bàn ăn mặt đá đầy cảm hứng
- Gợi ý bàn ăn mạ PVD hiện đại cho
căn hộ, chung cư
- Trang trí nhà bếp với mẫu bàn ăn mạ vàng được nhiều
người yêu thích
- Chọn bàn ăn mạ titan làm sáng bừng không gian nhà bếp
Từ lâu, lan hồ điệp đã vô cùng được ưa chuộng trong việc chọn hoa chơi Tết, bởi sự cao quý nhưng vẫn tinh tế thanh nhã của loài hoa được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa lan” này. Vẻ đẹp mong manh tựa như hàng trăm cánh bướm chập chờn đủ màu sắc tạo sức hút không thể cưỡng nổi đối với không chỉ giới sành hoa mà với bất cứ người nào vô tình được chiêm ngưỡng.
Lan hồ điệp được coi là loài hoa trang trí lý tưởng cho dịp đầu năm. Theo quan niệm phong thủy, chậu lan hồ điệp sẽ hóa giải sát khí, đưa linh khí, những điều tốt đẹp vào nhà và đẩy lùi vận hạn đen đủi. Bày trí một chậu hoa trong nhà tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng và mang lại hạnh phúc tròn đầy cho gia chủ.
Bởi ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn thịnh vượng thế nên, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người ta thường chọn cho mình một chậu lan hồ điệp đẹp mắt để trưng bày trong nhà. Không chỉ giúp ngôi nhà tràn đầy sinh khí mà còn tăng thêm vẻ sang trọng, tinh tế với sự góp mặt của loài hoa cao quý này.
1. Lưu ý khi chọn loại bình, lọ để trồng lan thủy sinh
Hoa lan khỏe, phát triển mạnh thường có bộ dễ rất dài, tốt. Bởi vậy, khi trồng lan thủy sinh không nên chọn những loại bình, lọ quá chật chội.
Ngoài ra, nên chọn bình được làm từ thủy tinh trong suốt để toàn bộ cây có thể hấp thụ ánh sáng, giúp rễ cây nhanh vươn mình hơn.
Bình trong suốt cũng giúp bạn nhìn chính xác mực nước, tránh tình trạng nước cạn gần hết mà không biết hoặc quá nhiều.
2. Cách trồng
Bước 1: Nhẹ nhàng tách cây ra khỏi chậu cũ khi vừa mua giống về rồi loại bỏ toàn bộ giá thể, rêu bám trên thân rễ.
Bước 2: Dùng vòi nước xịt nhẹ vào 2 mặt lá cây để làm sạch rồi xịt xuống cả phần rễ cây để rửa luôn phần giá thể cũ còn sót lại.
Bước 3: Dùng cồn để sát trùng kéo rồi tiến hành cắt bỏ phần rễ bị thối, hỏng. Đối với những sợi rễ bị hỏng gần hết, bạn phải cắt sát lên gốc cây để bỏ đi hoàn toàn.
Bước 4: Đặt cây vào bình và giữ sao cho cây thẳng đứng, không xiên xẹo, sau đó đổ thêm ít nước – khoảng 30ml (phải dùng nước khoáng tinh khiết đóng chai) để tạo độ ẩm cho rễ cây. Không đổ nhiều nước bởi có thể gây úng, thối rễ.
3. Cách chăm sóc lan hồ điệp thủy sinh
– Lượng nước tưới cho cây được quyết định bởi vị trí đặt. Ví dụ: chậu lan hồ điệp được đặt trong nhà thì sau 7 – 10 ngày mới cần tưới nước 1 lần, khi mà giá thể cây bắt đầu khô. Nếu đặt ngoài trời thì thời gian tưới được rút ngắn xuống, chỉ khoảng 3 – 4 ngày.
– Khi cây đã dần quen với môi trường nước thì chỉ thay nước 1 lần/tuần hoặc 1 lần/ tháng. Việc thay nước này sẽ giúp tăng nồng độ oxy để cây phát triển nhanh hơn.
– Nên dùng nước hơi ấm, tránh dùng nước lạnh thay cho cây.
– Vì rễ của lan hồ điệp khá nhạy cảm nên cần phải pha loãng phân bón rồi dùng bình phun, xịt đều lên lá. Hoặc đổ dung dịch này vào bình và ngâm rễ cây trong 30 phút. Sau đó lại đổ hết nước phân đi và tưới 30ml nước vào bình như cũ.
– Khi thấy trên lá và rễ của cây có dấu hiệu thối, nát thì cần dùng ngay kéo đã khử trùng cắt hết những phần đó đi và để cách ly cây bị bệnh với cây khỏe, không cho chúng lây lan sang nhau.
Hãy Comment chuẩn SEO vừa làm tốt cho site của Bạn vừa không bị GOOGLE phạt. Nếu muốn lấy backlink hãy chèn URL không chèn code gắn text link. Biểu tượng hài hướcEmoticon