Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

Tất tần tật những điều bạn cần làm với bể thủy sinh trước khi thả cá vào bể

Không phải cứ mua bể thủy sinh về rồi thả cá vào là xong. Nếu bạn muốn có một bể thủy sinh hoàn hảo, cá được nuôi khỏe mạnh, an toàn thì cần làm theo những bước thiết lập bể nuôi cá cảnh dưới đây!

  • ·        Một mẫu bàn trà mạ titan đầy cảm hứng cho phòng khách thêm cuốn hút
  • ·        Tết đến hãy sắm ngay mẫu bàn trà mạ PVD này để phòng khách thêm sang trọng
  • ·        Khám phá các mẫu bàn trà mặt đá được yêu thích cho không gian phòng khách sang chảnh
  • ·        Mẫu bàn trà mạ vàng gây thương nhớ này đang là sản phẩm được nhiều người yêu thích nhất măn nay
Mua và lắp đặt bể thủy sinh ở nơi có nhiều ánh sáng để hỗ trợ sự tăng trưởng của cây trồng
Tất tần tật những điều bạn cần làm với bể thủy sinh trước khi thả cá vào bể - Ảnh 1.
Giống như các cây khác, cây cảnh của bạn sẽ cần ánh sáng để sống. Ánh sáng là yếu tố quan trọng hàng đầu cho cây trồng tiến hành quá trình quang hợp, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho chúng sinh trưởng và phát triển. Kiểm tra nhu cầu ánh sáng của từng loại cây trồng mà bạn trồng trong bể thủy sinh vì nhu cầu ánh sáng của các loại cây trồng không giống nhau. Sử dụng đèn huỳnh quang, đèn LED được coi là 2 lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn có bể thủy sinh có lượng ánh sáng ở vị trí mong muốn cụ thể.
Một số cây trồng đòi hỏi rất nhiều ánh sáng, do đó, bạn cần nghiên cứu kỹ trước khi chọn cây trồng vào bể thủy sinh. Đối với những bể thủy sinh lần đầu được lắp đặt, hãy sử dụng ánh sáng dưới 2,5W đối với mỗi gallon (tương đương 3,78 l nước), trừ khi bạn đặt một hệ thống khí cacbon dioxit tại chỗ.
Kiểm dịch và chữa khỏi bệnh cho cây trồng hoàn toàn trước khi đưa xuống bể thủy sinh
Tất tần tật những điều bạn cần làm với bể thủy sinh trước khi thả cá vào bể - Ảnh 2.
Các loài thực vật mới có thể đã gây ra các dịch hại như ốc sên hoặc tôm có thể đe doạ sức khỏe của đàn cá trong bể nhà bạn. Ốc và tôm có thể sinh sôi nhanh và chứa đầy bể thủy sinh, trừ khi bạn có nuôi những loài cá ăn được tôm và ốc. Thêm vào đó, chúng có thể đưa vi khuẩn hoặc bệnh dịch vào trong nước ở bể thủy sinh. Kiểm dịch sẽ cho phép bạn phát hiện ra sâu bệnh trước khi chúng vào trong bể. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc tẩy phù hợp để kiểm dịch cây cối.
Để xử lý bằng thuốc tẩy, bạn hòa một phần thuốc tẩy với 19 phần nước. Ngâm cây của bạn trong 2 đến 3 phút, tùy thuộc vào độ nhạy của cây. Rửa kỹ các cây trong nước sạch trước khi cho vào nước đã khử clorua.
Để ngăn ngừa sự xâm nhập của ốc sên, hãy nhúng cây vào nước mặn sau khi mua. Trộn 1 muỗng nước ở bể cá cảnh với muối kosher vào 3,8 l nước. Ngâm cây trong 15-20 giây, giữ rễ trên nước. Nhớ rửa sạch bằng nước sạch trước khi đưa vào bể.
Sau một tuần kiểm dịch, bạn có thể đặt cây trong bể cá cảnh.
Tạo chất nền thân thiện trong bể thủy sinh
Tất tần tật những điều bạn cần làm với bể thủy sinh trước khi thả cá vào bể - Ảnh 3.
Chất nền của bạn là vật liệu bạn sử dụng để che đáy bể. Khi bạn trồng cây, bạn cần một chất nền giàu chất dinh dưỡng, ban đầu có thể đắt hơn một chút. Chất nền có thể bị khuấy đục do cá bơi trong bể gây hỗn loạn nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn điều này bằng cách rải một lớp sỏi mỏng cố định phía trên.
Chất nền Seachem Flouritehứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và có nhiều màu khác nhau là lựa chọn chất nền hoàn hảo trong bể thủy sinh.
Đất sét và đá ong à những lựa chọn tốt cho chất dinh dưỡng vì rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, chúng cần thời gian phân hủy trong bể.
Aqua Soil cũng là lựa chọn tốt nhưng làm giảm độ pH của nước. Trong khi điều này rất tốt cho cây trồng thì cá trong bể có thể gặp nguy hại. Hãy kiểm tra kỹ độ pH của từng loài cá trước khi lựa chọn chất nền này.
Riêng sỏi sẽ không có chức năng nuôi dưỡng cây cối trong bể thủy sinh của bạn.
Cố định các loại cây vào chất nền để chúng hút dinh dưỡng sinh trưởng và phát triển
Tất tần tật những điều bạn cần làm với bể thủy sinh trước khi thả cá vào bể - Ảnh 4.
Một số cây cần được gắn chặt với chất nền để hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặt gốc rễ của những cây này ngay dưới bề mặt, nhưng không chôn chúng sâu vì có thể bao phủ phần thân lá gần rễ cây.
Buộc những loại cây còn lại với đá, gỗ để cố định gốc rễ. Một số loại cây như rêu, Java Fern hoặc Anubias Nana sẽ là lựa chọn phù hợp. Quấn dây câu nhẹ nhàng xung quanh những loại cây này, sau đó vòng dây xung quanh đá hoặc gỗ. Buộc đường dây đánh cá tại chỗ, sau đó thêm đá và cây trồng. Gỗ tràm và đá dung nham được coi là lựa chọn hoàn hảo để buộc cây cối.
Thả cá vào bể sau 1 tuần trồng cây trong bể thủy sinh
Tất tần tật những điều bạn cần làm với bể thủy sinh trước khi thả cá vào bể - Ảnh 5.
Chờ một tuần sau khi thiết lập vườn cây, bạn có thể thả những loại cá mình muốn vào bể thủy sinh. Nếu bạn có cá trước đó, hãy thả tạm vào một bể cá nào đó. Còn không, tốt nhất bạn nên đợi cho đến khi bể thủy sinh đã sẵn sàng thì mua cá thả vào.
Chất thải thải ra từ cá sẽ là nguồn thức ăn dồi dào cho cây trồng của bạn. Mặc dù vậy cũng đừng hấp tấp, nóng vội thả cá vào sớm. Bồn của bạn cần phải trải qua một chu trình quay vòng tròn theo chu kỳ, giúp nước và cây trồng hoạt động ổn định, an toàn với cá. Rất ít loài cá có thể sống sót trước khi điều kiện nước ổn định.
(Nguồn: Wikihow)


Hãy Comment chuẩn SEO vừa làm tốt cho site của Bạn vừa không bị GOOGLE phạt. Nếu muốn lấy backlink hãy chèn URL không chèn code gắn text link. Biểu tượng hài hướcEmoticon